“Một với một là ba” – tác giả Dave Trott, một cuốn sách thú vị không thể không đọc nếu bạn muốn tìm hiểu về Quảng cáo hay Sáng tạo.
Cuốn sách mang đến ấn tượng mạnh bởi tiêu đề lạ, độc, tò mò. Tại sao lại là 1+1=3.
Ở hệ mặt trời cũ thì 1+1=2 nhưng hệ mặt trời sau khi đọc sách này là 1+1=3. Vì sao như vậy thì đọc sách rồi biết nhé! Nhưng trước hết cùng mình review 1 vòng về cuốn sách khá thú vị đã nha!
———-
Một cuốn sách dạy về Quảng cáo sáng tạo nhưng nội dung của nó lại tuyệt nhiên không hề ẩn chứa một thông điệp nào cả. Nội dung quyển sách xoay quanh về những câu chuyện thú vị bao quát các khía cạnh của nghiệp vụ, công việc và cuộc sống của chính tác giả Dave Trott chẳng hạn như “Chuyện hàng hoa, Quả bom não ngắn, Nói sao cho thông, Định hình cái định hình,…
Cuốn sách dường như không theo mọi quy luật nào cả, đó là những câu chuyện thú vị với những bài học giá trị riêng. Điều đặc biệt đó chính là cách tác giả dấu đi ý nghĩa đằng sau mỗi câu chuyện, để tự người độc giả phải rút ra bài học Sáng tạo cho mình. Cái hay nằm ở việc bạn tự ngộ ra được cái ý nghĩa đó, để rồi sẽ có lúc bạn vừa đọc xong câu chuyện và vỡ lẽ ra một điều “ủa sao giờ tui mới biết vậy” và cười một cách sảng khoái.
Mỗi câu chuyện là những chia sẻ sâu sắc, không khô cứng mà đầy hóm hỉnh, hài hước – đúng chất của một dân sáng tạo – thoải mái và đầy cảm hứng. Khi đọc quyển sách, mình cảm thấy như đang trò chuyện với một người trẻ tuổi vui tính, thông thái và cực kỳ thân thiện, dễ chịu.
Cuốn sách được xem như sự thoát ly khỏi quảng cáo để tư duy như một người sáng tạo đúng nghĩa, một quyển sách “xê dịch” nhất của tác giả Dave Trott – bởi trước đây người ta thường chỉ biết đến ông như một người chuyên viết sách về Marketing và Quảng cáo.
————
Tiêu đề cuốn sách hấp dẫn nhưng điểm ưng nhất đó chính là mục lục sách, phải nói là hệ thống mục lục “thần sầu”. Cách mình đọc sách là đọc thật kỹ mục lục, nắm ý trong phần mục lục rồi sau đó đọc một lượt nội dung, ngẫm lại về những gì mình vừa đọc xong xem thử có đúng với mục đó nêu ra ngay từ đầu không. Cách này có vẻ hơi dài dòng, nhưng giúp bạn nắm được nội dung cuốn sách một cách nhanh nhất, giúp ghi nhớ vấn đề và khi có tình huống thực tế nào xảy ra thì liên tưởng ngay những gì mình đọc được.
Đừng bỏ qua phần mục lục khi đọc sách nhất là đối với cuốn sách này nhé!
————
Về hình thức cuốn sách được thiết kế khá Ok, nhìn vào bìa sách cũng đủ để thấy sự sáng tạo ở đây rồi, cũng với hình ảnh quen thuộc đặc trưng nửa sói nửa cừu của tác giả Dave Trott –ai đã từng đọc sách của ông chỉ cần nhìn vào là biết ngay.
Về cách trình bày nội dung câu chuyện, nhiều bạn sẽ thấy hơi khó chịu về cách xuống dòng liên tục kiểu bất chấp, giống như “bất chấp hết để yêu nhau”, nhưng theo mình đó là cách để tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự sáng tạo.
Đọc sách về sáng tạo thì tâm hồn cũng rộng mở chút chứ nhỉ? KKK
Đọc review cũng chỉ mang tính tham khảo, còn lại việc cảm nhận sách thế nào thì hãy cứ tin vào cảm nhận của chính mình nhé! Trên đời này làm quái gì có cái gọi là đúng hoàn toàn mà sai hoàn toàn, cũng chả có cái gọi là hay từ đầu đến cuối, hay dở toàn tập cả, mỗi người một cảm nhận nhé! Vậy đi!
Hy vọng với những chia sẻ của mình đã giúp các bạn thêm phần tò mò, hứng thú về cuốn sách thú vị này. Sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc khen, chê, nhưng theo mình thích thì mua thôi.
Chào các bạn và hẹn gặp lại ở bài review cuốn sách tiếp theo nhé!
———–
10 NỘI DUNG ẤN TƯỢNG KHI ĐỌC SÁCH “MỘT VỚI MỘT LÀ BA”
1.”Gan thỏ đế thì chẳng thể làm sáng tạo”
2.”…học cách tuy duy để vượt qua nỗi sợ. Bởi vì sáng tạo là dám làm việc mà chẳng ai dám nghĩ đến. Vậy nên nỗi sợ và cách chế ngự nó luôn là một phần của sáng tạo.”
3.”Nếu bạn không tự tin để khác biệt, để nổi trội, thì bạn sẽ phải trở nên nhạt nhòa. Và chắc chắn sẽ nhìn vào chỗ những người khác đang tăm tia.”
4.”Độc” là một phần tạo nên giá trị cho một thương hiệu sang chảnh.”
5.”Đừng có trâu bò hùng hục làm, hãy bắt đầu “mình thích thì mình làm thôi” đi nhé.”
6.”Sáng tạo không chỉ là làm ra mấy thứ đẹp đẹp để đem đi tranh giải đâu. Sáng tạo là giải quyết vấn đề theo một cách tiên tiến và đầy bất ngờ.”
7.”… chiến lược là làm sao cho đúng. Chứ không phải là làm sao để ĐƯỢC CHÚ Ý và ĐƯỢC GHI NHỚ. Đó là việc của sáng tạo.”
8.”Ông gặt hái được tất cả vì không có “à thì là mà tại” gì cả.”
9.”Khi ai đó có một ý tưởng hay, thì lúc đầu, ý đó bị bác bỏ ghê lắm. Nếu họ kiên trì với ý đó thì người ta coi họ là bị điên và cực kỳ nguy hiểm. Sau đó khi nhận ra, ồ ý đó hay quá trời thì chả ai chịu thừa nhận là đã từng phản bác ý đó cả.”
10.”Bài học ở đây không phải là hãy tư duy. Mà đó chính là đừng tư duy quá lố thôi.”
THE END
Uplendi – Cùng học Content-Seo